Mục lục nội dung
Giới thiệu bánh cuốn Thanh Trì
Bánh làm từ bột gạo đơn giản có những món ăn lạ mà ngon, phải kể đến như: bánh cuốn Cao Bằng, Bánh cuốn trứng lạng Sơn, bánh rán mặn, bánh bao, bánh bột lọc Huế, bánh nhãn,…
Trong đó không thể không kể đến món bánh cuốn Thanh Trì được lưu truyền từ rất lâu. Trở thành một phần trong cuộc sống ẩm thực của người Hà Nội.
Đặc biệt việc thưởng thức bánh cuốn trong tiết trời hanh hao se lạnh. Càng thêm ngon hơn bởi lớp nhân e ấp trong vỏ bánh dẻo thơm cùng hành phi bốc khói nghi ngút.
Cùng Bếp của tôi tìm hiểu cách làm bánh từ bột gạo đơn giản – bánh cuốn Thanh Trì này để tự tay làm cho cả nhà cùng thưởng thức thôi nào các bạn.
Bánh cuốn Thanh Trì
Vì sao bánh cuốn Thanh Trì – món bánh làm từ bột gạo đơn giản lại nổi tiếng?
Bánh cuốn Thanh trì được xếp vào một trong những đặc sản nổi tiếng khắp nơi của đất Hà Thành. Cùng với cốm làng Vòng, xôi Phú Thượng, chả ốc Hồ Tây, chả cá Lã Vọng.
Thanh Trì có vị trí địa lí ở phía Nam Hà Nội, dài 3km dọc đê con sông Hồng từ lâu đã nổi tiểng với món bánh cuốn.
Đã từng thưởng thức bánh cuốn Thanh Trì thì bạn sẽ nhớ mãi hương vị thơm dẻo của miếng bánh nơi đầu lưỡi.
Tên gọi bánh cuốn Thanh Trì đã trở thành món ăn “thương hiệu” riêng của người làng Thanh Trì cũng như của những người yêu Hà Nội.
Bánh nổi tiếng là do đâu? Đó là 1 quá trình, từng khâu khắt khe kể từ bước chọn loại gạo để xay bột làm bánh. Mỗi lá bánh mỏng tang tráng trên khuôn vải căng, được thoa thêm một chút dầu ăn phi hành.
Bánh cuốn không chỉ ngon và trông đẹp mắt, để thưởng thức trọn vẹn vị ngon của bánh cần có nước chấm.
Nước chấm khéo pha với các loại nước mắm ngon, thêm vài tép tỏi và ớt giã nhuyễn, giọt cà cuống và hành phi.
Cách làm bánh từ bột gạo đơn giản thế thôi mà khiến bao người phải xiêu lòng vì nó. Có thưởng thức bánh cuốn Thanh trì rồi mới thấy bánh ngon thế nào.
Cách làm bánh cuốn Thanh Trì từ bột gạo đơn giản ngon chuẩn vị.
Bánh cuốn xưa của làng Thành Trì rất mỏng, dẻo, dai và đặc biệt là không có nhân thịt.
Bánh được tráng rồi chồng lên nhau nhiều lớp. Khi ăn mới bóc ra từng lớp rồi xếp ra đĩa ăn kèm rau thơm, rắc hành phi chấm nước chấm cà cuống.
Tuy nhiên, ngày nay bánh cuốn có nhân thịt làm tăng thêm phần hấp dẫn cho món ăn. Loại bánh làm từ bột gạo đơn giản đi theo năm tháng cùng người dân Hà Thành, mãi là một món ăn quen thuộc dân dã khó quên.
Nguyên liệu làm bánh cuốn Thanh Trì
- Bột gạo: 250g
- Bột năng: 70g
- Nước: 1 lít
- Bột bắp: 30g
- Thịt ba chỉ xay: 150g
- Mộc nhĩ: 2-3 cái
- 3 củ hành tím:
- 1 củ hành tây
- Rau thơm
- Dầu ăn
- Muối
Hướng dẫn cách làm bánh cuốn Thanh Trì từ bột gạo đơn giản
Bước 1: Chuẩn bị bột làm bánh cuốn Thanh Trì
Trộn 250g bột gạo loại gạo Khang Dân, 2 thìa bột năng và 2 thìa bột bắp với nhau.
Cho tiếp 1 muỗng cà phê muối vào bột rồi trộn đều. Đổ từ từ 1 lít nước vào bột. Quấy đều cho bột hoà tan xong ngâm gạo qua đêm hoặc từ 7-8 tiếng.
Bột ngâm qua đêm phần bột sẽ lắng xuống đáy các bạn chắt hết phần nước trong. Lấy nước lượng nước mưa mới bằng lượng nước đã đổ đi để ngâm bột tiếp và quấy đều.
Lưu ý trong khi ngâm bột nếu thay nước được nhiều lần thì bột càng ngon và dẻo dai hơn. Lặp lại như vậy 2 – 3 lần. Tới lần cuối cùng thì bạn cho thêm chút muối và dầu ăn vào.
Bước 2 : Làm nhân bánh cuốn Thanh Trì
Mộc nhĩ ngâm với nước nóng chừng 5 – 10 phút cho nở rồi rửa sạch. Sau đó để ráo nước và đem bằm nhỏ. Hành tây rửa sạch và thái nhỏ.
Hành tím bóc vỏ, rửa sạch để ráo và thái lát mỏng. Để chảo nóng khoảng 1-2 phút. Cho 1 vài hạt muối trắng rồi vắt thêm vài giọt chanh sau đó cho dầu ăn vào.
Làm như vậy hành phi sẽ giòn lâu hơn. Khi dầu sôi nhanh tay cho hành tím vào phi và đảo luôn tay để hành khô đều. Vớt hành ra khi hành chuyển sang màu vàng ươm.
Vì hành phi khá hút dầu nên để tiết kiệm dầu bạn nên sử dụng chảo lòng sâu nhé.
Cho ít nước vào chảo. Khi nước sôi thì bỏ thịt băm vào khuấy đều tay để thịt tơi ra, không vón cục.
Khi thịt còn xăm xắp nước thì cho mộc nhĩ bằm nhỏ và dầu vào xào tiếp. Nêm muối mắm cho vừa ăn.
Đợi đến khi nước gần hết thì cho hành tây xắt nhỏ vào, đảo để thịt vừa chín tới.
Bước 3: Tráng bánh cuốn Thanh Trì
Đổ nước khoảng 2/3 nồi, bọc vải lên miệng nồi, để hở một lỗ thông hơi nhỏ. Quét một lớp dầu lên vải như vậy khi bánh chín sẽ dễ lấy hơn.
Múc 2 muôi bột đổ lên trên mặt khuôn vải, dàn đều lớp bột rồi đậy nắp lại. Chờ trong 30 – 45 giây là bánh chín. Bánh chuyển sang màu hơi trong và phồng lên là bánh vừa chín tới.
Bánh quá lửa sẽ bị nhão, dính, khó lấy bánh ra khỏi khuôn vải. Khi đó bạn phải mở vung cho hơi nước bay hết rồi dùng đũa tre khéo léo lấy bánh ra.
Mỗi lần tráng bánh mới bạn phải khuấy bột, tránh để phía trên loãng, bột lắng xuống dưới đáy đặc.
Lưu ý: Trong quá trình tráng bánh, nếu bánh khó tráng mỏng mà lại bị cứng là do bột thiếu nước.
Khi đó cần cho thêm nước và khuấy đều tay.
Khi tráng, nếu độ dai chưa được như ý thì pha thêm chút bột năng. Bột năng giúp bánh dai và dẻo hơn. Nhiều nước thì bánh càng mỏng và mềm nhưng bánh lâu chính và dễ vỡ hơn.
Khi pha bánh thấy loãng thì cho thêm ít bột gạo tẻ nhé.
Lấy bánh ra ngoài thoa một lớp nhân thịt trộn mộc nhĩ lên mặt bánh và cuốn lại. Khi cuốn bánh chú ý rải nhân lên 1/3 cuối, chừa khoảng 2-3 cm mép bánh.
Gấp 2 cánh 2 bên vào rồi cuốn tròn. Cứ làm lần lượt từng cái như vậy cho đến khi tráng xong bánh.
Bày bánh cuốn ra đĩa thưởng thức cùng nước chấm thơm ngon và ăn kèm rau sống và chả quế.
Cách pha nước chấm cho món bánh cuốn Thanh Trì
Bánh cuốn không chỉ ngon và trông đẹp mắt. Để thưởng thức trọn vẹn vị ngon của bánh cần có nước chấm.
Nước chấm chua cay mặn ngọt, vừa đủ thoảng hương cà cuống làm cho món ăn trở nên tinh tế hơn.
Chính cái mùi thơm đặc trưng của cà cuống. Góp phần tạo ra món ăn trứ danh của vùng đất Thanh Trì mà chỉ cần thưởng thức một lần sẽ khiến ta nhớ mãi.
Nguyên liệu làm nước chấm:
- Cà cuống: 2 con (phải có ít nhất 1 con cà cuống đực)
- Tinh dầu cà cuống: 1-2 giọt (nếu không có cà cuống thì sử dụng tinh dầu)
- Nước mắm ngon: 120g
- Nước lọc: 250ml
- Đường: 50g
- 1 củ tỏi
- Quả chanh
- 1 quả ớt
Cách pha chế nước chấm
Cà cuống lặt bỏ đầu đuôi, rút ruột, nướng chín vàng. Đem băm thật nhuyễn, cho vào 1 chút nước lọc, vắt lấy nước bỏ xác.
Cho nước mắm, nước lọc và đường vào soong nấu sôi, hớt bọt, để nguội.
Tỏi bóc vỏ, ớt lấy hạt sau đó băm nhuyễn.
Sau đó, cho nước cà cuống đã lọc bỏ xác và tỏi ớt băm nhuyễn vào nước mắm cùng ½ quả chanh khuấy đều.
Như vậy chúng ta đã có món nước chấm thơm ngon hương vị cà cuống rồi.
Lưu ý pha bột khi làm bánh từ bột gạo đơn giản – bánh cuốn Thanh Trì
Sở dĩ món ăn này được yêu thích đến vậy là bởi cách pha bột bánh cuốn có công thức riêng biệt. Tạo nên hương vị đặc trưng.
Chất lượng bánh đạt chuẩn hay không một phần ở cách chọn gạo, tỷ lệ nước, tẻ bột.
Để có được món bánh cuốn ngon làm từ bột gạo đơn giản. Khâu lựa chọn gạo để xay bột rất quan trọng.
Phải là gạo Khang Dân hay Q5 không dẻo quá, cũng không cứng quá để bột mịn mà không nát. Tuy nhiên, bây giờ Q5 không được trồng nữa mà phổ biến là gạo Khang Dân.
Gạo được chọn từ loại lúa từ mùa gặt trước. Hạt gạo phải róc nhựa thì khi tráng bánh mới không bị nhão dính và hôi bột.
Ngâm gạo trong 3 – 4 giờ cho nở (nếu trời lạnh hoặc gạo cũ quá thì ngâm lâu hơn). Đem xay thành bột, rồi sau đó ngâm lại với nước sạch, bột bánh sẽ mượt và không chua.
Nước để làm bánh phải là nước mưa chứ không phải nước máy.
Bột sau khi xay xong, bạn trộn bột năng và bột bắp vào để tăng thêm độ dẻo cho bánh. Tuy nhiên không nên cho quá nhiều. Nếu không bánh tráng xong sẽ bị cứng.
Sau khi cho thêm bột năng . Bột bắp được trộn đều với nước mưa và ngâm thêm 2-3 giờ.
Lắng bột xuống, bạn chắt bỏ nước cũ rồi bỏ nước mới vào bằng lượng nước đã đổ đi. Khuấy đều tay rồi ngâm tiếp.
Làm như vậy vài lần đến khi lớp nước nổi lên mặt bột sạch trong. Đây là tẻ bột. Tẻ bột sạch chừng nào thì bánh cuốn tráng ra càng mịn, đẹp và bóng bẩy.
Làm bánh cuốn phải ngâm và tẻ bột kỹ bởi bột ngâm nước không đủ bánh sẽ khó tráng. Bị cứng, không mềm dẻo.
Để vị bánh thêm đậm đà bạn nên cho thêm chút muối.
Tỷ lệ bột và nước cũng rất quan trọng. Bánh ngon hay không là ở khâu này. Không nhất thiết cứ theo tỷ lệ 1:4 mà khi bột không đủ nước cần phải cho thêm nước. Bột loãng quá bánh tráng sẽ dễ rách.
Lưu ý nồi nước để tráng bánh lúc nào cũng sôi 100 độ C. Để bánh chín nhanh và có độ dẻo không bị nát.
Trên đây toàn bộ quá trình làm bánh cuốn Thanh Trì từ bột gạo đơn giản mình muốn giới thiệu đến các bạn.Không phải quá khó làm đúng không nào.
Chỉ cần công thức trong tay. Cộng thêm sự khéo léo là bạn đã có 1 đĩa bánh cuốn nhân thịt thơm ngon phảng phất mùi hành phi quyện hương cà cuống nồng nàn .Để cả gia đình cùng thưởng thức rồi đấy.
Còn chờ gì nữa mà không bắt tay vào làm món bánh từ bột gạo đơn giản này thôi nào. Chúc bạn thành công với cách làm món bánh cuốn Thanh Trì mà mình đã chia sẻ nhé!